Tin tức

Huawei muốn xây trung tâm đổi mới sáng tạo 5G ở Việt Nam

Huawei muốn xây trung tâm đổi mới sáng tạo 5G ở Việt Nam

24/03/2024

Phó chủ tịch Huawei cho biết công ty mong muốn đưa kinh nghiệm phát triển 5G trên toàn cầu đến Việt Nam để giúp đẩy nhanh thương mại hóa 5G.

Chiều 22/3 tại Hà Nội, ông Lâm Bách Phong, Phó chủ tịch cấp cao của Huawei, có buổi làm việc với Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Bộ trưởng cho biết Việt Nam sẽ thương mại hóa 5G trên quy mô toàn quốc trong năm nay. Dù chậm, Việt Nam có lợi thế của người đi sau, khi có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như giá thiết bị đã rẻ hơn so với cách đây 4 năm.

Bộ trưởng cũng đề nghị Huawei chia sẻ kinh nghiệm về tạo nguồn doanh thu, về mô hình kinh doanh mới, về những trường hợp đã sử dụng 5G tại các quốc gia trên thế giới mà Huawei đang hoạt động.

Ông Lâm Bách Phong cho biết công ty có thể hỗ trợ Việt Nam thương mại hóa 5G thông qua các hội thảo, workshop chia sẻ kinh nghiệm cũng như kết nối với nhà mạng trên thế giới. Bên cạnh đó, ông đề xuất xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo 5G để giới thiệu tiêu chuẩn kiểm thử 5G và phòng lab, hỗ trợ đào tạo nhân lực số. Mục tiêu của trung tâm là ươm tạo hệ sinh thái 5G và thu hẹp khoảng cách số.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng (phải) và ông Lâm Bách Phong, Phó chủ tịch cấp cao của Huawei

Huawei được đánh giá là công ty dẫn đầu về 5G và đã bắt đầu triển khai thương mại kết nối này cách đây bốn năm. Theo thống kê của tập đoàn, thế giới hiện có hơn 50.000 ứng dụng 5G công nghiệp và hơn 10 triệu kết nối 5G trong môi trường công nghiệp. Riêng tại Trung Quốc, 5G được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, khai thác, lưới điện, cảng, thép và cả chăm sóc sức khỏe.

Trong khi ở nhiều quốc gia khác, 5G mới trong giai đoạn thử nghiệm, Huawei đã tiếp tục cùng đối tác phát triển lên 5.5G với mục tiêu mở ra tương lai của 3D không kính, xe tự hành, dây chuyền sản xuất thế hệ mới, kết nối nhiều thiết bị IoT hơn và viễn cảnh điện toán thông minh ở mọi nơi. Bên cạnh đó, Huawei dự kiến triển khai 6G từ 2030. Mạng này được dự đoán vượt trội về các chỉ số như độ trễ, mật độ lưu lượng, mật độ kết nối, tính di động và hiệu quả phổ tần.

Rác thải điện tử toàn cầu đang tăng ‘chóng mặt’

Rác thải điện tử toàn cầu đang tăng ‘chóng mặt’

24/03/2024

Liên Hiệp Quốc đang đưa ra lời cảnh báo nhức nhối về tình trạng rác thải điện tử hiện nay.

Theo báo cáo Giám sát Rác thải Điện tử Toàn cầu (GEM) 2024 do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và Viện Đào tạo và Nghiên cứu Liên Hiệp Quốc (UNITAR) công bố, thế giới hiện tạo ra khoảng 2,6 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm. Con số này dự kiến sẽ tăng vọt lên 82 triệu tấn vào năm 2030, một mức độ gia tăng đáng báo động.

Rác thải điện tử toàn cầu đang tăng ‘chóng mặt’
Rác thải điện tử toàn cầu đang tăng ‘chóng mặt’

Điều đáng lo ngại hơn là nỗ lực tái chế hiện nay chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong tổng lượng rác thải điện tử được tạo ra. Ước tính có tới 5 lần lượng rác thải được tạo ra so với lượng được tái chế thông qua các quy trình chính thức.

Xử lý và tái chế rác thải điện tử là một vấn đề phức tạp hơn nhiều so với tưởng tượng. Mặc dù mang lại lợi ích về môi trường như giảm khí nhà kính và thu hồi vật liệu quý giá như vàng, đồng và sắt, nhưng quá trình chiết xuất lại tốn kém rất nhiều.

Báo cáo của LHQ ước tính chi phí kinh tế ròng hằng năm do rác thải điện tử gây ra lên tới 37 tỉ USD. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 40 tỉ USD vào cuối thập kỷ nếu ngành công nghiệp này không cải thiện đáng kể việc quản lý và chính sách.

Báo cáo cũng chỉ ra sự chênh lệch đáng kể về mặt địa lý trong vấn đề rác thải điện tử. Theo đó, châu Âu hiện dẫn đầu với tỷ lệ tái chế 42,8%, một con số tương đối tích cực nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng để cải thiện. Trong khi đó, châu Phi tụt hậu xa hơn với tỷ lệ tái chế chỉ 0,7%.

Với tình trạng ngày càng tồi tệ, báo cáo GEM kêu gọi hành động khẩn cấp để cải thiện quy trình và hệ thống tái chế hiện tại trên toàn cầu. Mục tiêu hướng đến là giải quyết vấn đề rác thải điện tử gia tăng và thúc đẩy ngành công nghiệp này đạt được những bước tiến đáng kể về tính bền vững.

 

Ứng dụng smartphone có thể sớm biến mất

Ứng dụng smartphone có thể sớm biến mất

24/03/2024

Xu hướng đưa AI tạo sinh lên smartphone được dự đoán có thể khiến kỷ nguyên của ứng dụng di động kết thúc trong tương lai gần.

Cuối tháng 2, Deutsche Telekom và Brain Technologies giới thiệu nguyên mẫu smartphone mang tên Brain AI, loại bỏ hoàn toàn ứng dụng để chuyển sang giao diện trí tuệ nhân tạo. Thay vì vuốt hoặc chạm vào ứng dụng, người dùng nhập hoặc ra lệnh bằng giọng nói cho một tác vụ cụ thể. Cuối cùng, AI sẽ thực hiện toàn bộ các yêu cầu.

Tháng 11/2023, công ty Humane cũng thu hút sự chú ý khi giới thiệu thiết bị AI Pin. Khác điện thoại thông thường, sản phẩm này có thiết kế hình vuông, hoạt động độc lập, tích hợp mô hình GPT-4 của OpenAI nhưng không có màn hình. Thay vào đó, AI Pin nhận lệnh bằng giọng nói liền mạch và phản hồi nhanh chóng.

“Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một thế giới mới, nơi con người có thể tận dụng toàn bộ sức mạnh của AI ở mọi nơi và đưa nó vào cuộc sống hàng ngày một cách liền mạch”, Chaudhri Bongiorno, nhà đồng sáng lập Humane, nói.

Humane AI Pin.
Humane AI Pin.

Business Insider nhận định xu hướng phát triển smartphone không cần ứng dụng đang manh nha hình thành. Ở đó, người dùng sẽ thực hiện các tác vụ thông qua việc ra lệnh cho AI giống như AI Pin hay Brain AI, thay vì cài đặt và truy cập từng app cụ thể.

Tại triển lãm di động MWC 2024 cuối tháng 2 ở Barcelona, các hãng công nghệ và nhà sản xuất chip cũng mô tả cách AI tạo sinh sẽ vận hành trên smartphone, laptop. Người dùng hiện có thể truy cập ChatGPT của OpenAI hay Gemini của Google nhưng thiết bị của họ cần Internet. Giải pháp các công ty đưa ra là công cụ AI có thể chạy cục bộ trên điện thoại mà không cần kết nối mạng.

Chẳng hạn, Motorola đã thuyết trình về một trợ lý AI được cá nhân hóa có tên MotoAI, có thể thực hiện mọi thứ, từ lên lịch công việc đến đánh thức chủ nhân điện thoại trước khi chuông báo thức reo vì biết tình hình giao thông trên đường đi làm phức tạp hơn bình thường. MotoAI cũng sẽ chạy hoàn toàn cục bộ.

Một concept về AI phone được trình diễn tại MWC 2024.
Một concept về AI phone được trình diễn tại MWC 2024.

Giới chuyên gia đánh giá việc chạy cục bộ mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) trên điện thoại là “chiến thắng cho mọi người” vì tốc độ phản hồi nhanh hơn, cũng như đảm bảo dữ liệu cá nhân không bị gửi tới máy chủ.

Chạy LLM trên máy chủ từ xa cũng đặc biệt tốn kém. Các công ty hiện sẵn sàng chấp nhận “đốt tiền” để đưa sản phẩm hấp dẫn của họ đến nhiều người sử dụng hơn. Tuy nhiên, điều này được dự đoán sẽ không kéo dài, bởi càng đông người dùng, chi phí vận hành càng tăng cao.

“Nếu từng xem các nghiên cứu gần đây của ngân hàng Morgan Stanley, bạn sẽ thấy cần bao nhiêu USD để thực hiện một truy vấn”, Francisco Cheng, Giám đốc tiếp thị sản phẩm của Qualcomm, cho biết. “Đến một lúc nào đó, mọi thứ sẽ đạt đến điểm bùng phát”. Trước đó, công ty nghiên cứu bán dẫn SemiAnalysis ước tính ChatGPT trên mô hình GPT-3 cần 700.000 USD mỗi ngày để vận hành do hoạt động trên hệ thống máy chủ đắt đỏ. GPT-4 sẽ con tốn kém hơn thế.

Qualcomm không sản xuất điện thoại nhưng đang sản xuất chip có khả năng vận hành và tối ưu hóa AI cho điện thoại. Tại MWC 2024, công ty giới thiệu nhiều giải pháp, cũng như cách họ giúp nhà sản xuất điện thoại Samsung và Honor chạy nhiều công cụ AI hơn trên thiết bị của mình.

Francisco Jeronimo, nhà phân tích của IDC, nói với Business Insider rằng trợ lý AI trên smartphone được cá nhân hóa hoàn toàn là “điểm cuối hợp lý” của tất cả những gì người dùng cần trên một thiết bị di động.

“Những gì Samsung, Xiaomi và các công ty khác đang công bố là một bước tiến, nhưng vẫn chưa phải là chiếc smartphone chúng ta sẽ thấy trong tương lai, nơi nó trở thành một trợ lý cá nhân kỹ thuật số thực sự, nơi điện thoại thích ứng với việc sử dụng của người dùng”, Jeronimo dự đoán.

“Trong 10 năm qua, vấn đề là có bao nhiêu ứng dụng để hỗ trợ chúng ta. Còn bây giờ? Càng ít ứng dụng càng tốt”, ông nói thêm.

Sử dụng công nghệ ChatGPT, robot làm những điều không tưởng như con người

Sử dụng công nghệ ChatGPT, robot làm những điều không tưởng như con người

24/03/2024

Một cuộc trình diễn gần đây của startup về robot Figure cho thấy tiềm năng của công nghệ ChatGPT từ OpenAI trong việc hỗ trợ các cuộc trò chuyện giống con người của các robot hình người.

Sự phát triển này đưa chúng ta đến gần hơn với một tương lai nơi robot có thể tích hợp liền mạch vào cuộc sống của chúng ta thông qua tương tác ngôn ngữ tự nhiên. Chú robot Figure 01 của Figure được thiết kế để tự động hóa các nhiệm vụ hiện các nhiệm vụ có thể ảnh hưởng đến công việc của con người trong tương lai.

Là sản phẩm dựa trên sự hợp tác với OpenAI vào tháng 1/2024, Figure 01 chứng minh khả năng nâng cao nhận thức, lý luận và tương tác của robot. Video mới được phát hành phía trên cung cấp cái nhìn thoáng qua về những tiến bộ này.

Thông qua các mô hình ngôn ngữ của OpenAI, Figure 01 giờ đây có thể diễn giải môi trường xung quanh và tham gia vào cuộc trò chuyện. Video thể hiện khả năng của robot trong việc xác định đối tượng, hiểu các lệnh chung và phản hồi tương ứng. Khi được đưa ra một yêu cầu muốn ăn, Figure 01 nhận biết quả táo có thể ăn được và đưa cho người yêu cầu. Đáng chú ý, robot giải thích lý do của việc lựa chọn, nêu bật khả năng không chỉ phản ứng mà còn cung cấp giải thích cho hành động của nó.

Figure 01 đang làm những điều không tưởng.
Figure 01 đang làm những điều không tưởng.

Figure 01 tiếp tục thể hiện sự hiểu biết của nó về các tình huống rộng hơn. Nó thu gom rác gần đó theo một lệnh đơn giản và thậm chí còn nhận ra nhu cầu chuyển bát đĩa sang giá phơi. Mặc dù robot mất một chút thời gian để xử lý từng lệnh nhưng khả năng nắm bắt ý định đằng sau các lệnh là một bước quan trọng hướng tới sự tương tác trực quan giữa con người và robot.

Ngày ra mắt chính thức của Figure 01 vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên, sự hợp tác với OpenAI nhấn mạnh cam kết của họ trong việc đẩy nhanh việc triển khai thương mại những robot này. Sự phát triển này có tiềm năng cách mạng hóa các ngành công nghiệp khác nhau bằng cách giới thiệu những robot không chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ mà còn cộng tác hiệu quả với con người thông qua ngôn ngữ tự nhiên.